Hình tượng trong chính sử Thiện Hùng Tín

Ghi chép về Đơn Hùng Tín ở Cựu và Tân Đường Thư đều rất sơ lược. Sự tích về ông chỉ được chép phụ vào Lý Mật truyện như sau:

Ông là người Tế Âm, Tào Châu [2], có quan hệ rất tốt với Trạch Nhượng. Từ nhỏ đã kiêu dũng, giỏi cưỡi ngựa múa thương. Năm Đại Nghiệp thứ 12 (616) nhà Tùy, cùng người trong quận là bọn Từ Thế Tích tham gia Ngõa Cương quân của Nhượng. Trong nghĩa quân, ông được gọi là "phi tướng". Năm thứ 14 (618), nghĩa quân dưới sự lãnh đạo của Lý Mật (đã giết Trạch Nhượng vào tháng 11 năm 617) thất bại dưới tay Vương Thế Sungtrận Yển Sư, Thiện Hùng Tín đơn độc đầu hàng Thế Sung, trong khi bọn Từ Thế Tích quy hàng nhà Đường. Ông được Thế Sung trọng dụng, cho làm Đại tướng quân. Tần Vương Lý Thế Dân vây Lạc Dương (đô thành nước Trịnh của Thế Sung), Thiện Hùng Tín chống cự, cắp thương đuổi đến, sắp bắt kịp Tần Vương, Từ Thế Tích kêu lớn: "Đây là Tần Vương đấy!", ông hoảng sợ, lui về, Tần Vương mới thoát được. Thế Sung hàng Đường, Thiện Hùng Tín bị chém đầu.

Uất Trì Kính Đức truyện còn chép việc Đơn Hùng Tín ở vườn Ngự Quả đuổi giết Lý Thế Dân, bị Kính Đức đâm ngã ngựa. Lý Tích truyện chép việc Từ Thế Tích [3] đến đưa tiễn trước lúc chịu hình, đã cắt đùi dâng thịt cho ông.